Nhân dịp Tết sắp đến, xin gửi tới các bạn một số hình ảnh về văn hóa Tết xưa của người Việt do GS.TS Trần Ngọc Thêm (Tổng biên tập website Vanhoahoc.edu.vn) sưu tầm, chọn lựa từ nhiều nguồn trên mạng internet và viết lời bình.
Người Việt xưa rất coi trọng các giá trị tinh thần. Tết đến, ở các phiên chợ quê hay ở những nơi đông người qua lại, xuất hiện hình ảnh những ông đồ ngồi viết chữ...
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua..
(Vũ Đình Liên)
Giá trị tinh thần nổi bật của Tết truyền thống Việt Nam thể hiện ở tình yêu HOA. Các làng hoa ven đô vui mừng khi thấy những cành hoa mình chăm sóc nở đúng vào dịp Tết.
Ở các hè phố xuất hiện những em bé cầm cành đào đứng bán bên đường:
Những cô gái, chàng trai… chào bán hoa đào…
Loài hoa quý phái nhất được người Hà Nội truyền thống ưa chuộng trong dịp Tết là hoa thủy tiên
Chợ hoa Tết Hà Nội mọc lên khắp nơi. Ảnh dưới là cảnh bán hoa Tết bên Hồ Gươm:
Thật ấm lòng khi thấy những thiếu nữ thướt tha trong tà áo dài bán và mua hoa Tết:
Khách mua hoa Tết có thể gặp từ những người thuộc tầng lớp thượng lưu lịch sự
Đến giới bình dân:
Chợ Hoa Xuân đầu tiên ở Thủ Đô sau ngày giải phóng (1954) thật tưng bừng nhộn nhịp:
Quầy hàng Tết ở các cửa hàng mậu dịch thời chống Mỹ luôn đông người
Chen lấn xếp hàng:
Món không thể thiếu thời đó là những hộp mứt Tết và những chai rượu Tết ("rượu mùi"):
Gần Tết, người ta chuẩn bị cây nêu:
Rồi trồng cây nêu để xua đuổi ma quỷ:
Và đi chợ mua gà (trống) về cúng đêm giao thừa:
Mua lá dong về gói bánh chưng:
Bắt tay vào gói và luộc bánh chưng:
Rồi vớt bánh chưng ra và dùng cối đá để nén cho ráo nước:
Cuối cùng, mâm cỗ cúng 6 món đầy ắp đã chuẩn bị xong:
Vào những ngày giáp Tết, phố xá dường như khoác lên mình bộ cánh mới (ảnh 3D):
Tết xưa không thể thiếu những tráng pháo đỏ, phong tục của một xứ nông nghiệp muốn qua tiếng pháo để nghe thấy tiếng sấm cầu mưa:
Thú vị nhất là lúc xem đốt pháo và bịt tai nghe tiếng pháo nổ:
Sau lúc pháo nổ là xác pháo đỏ dầy đặc trên mặt đường (những năm sau này pháo làm dối, màu đỏ chỉ có ở lớp bọc ngoài nên nhìn trên mặt đường sẽ thấy màu đỏ ít mà màu trắng nhiều). Trẻ em tranh nhau lượm pháo xịt để đốt lại:
Cảnh thường thấy ở trên đất Bắc vào sáng ngày 1 Tết: đường phố vắng người, trời mưa bụi, vỉa hè đầy xác pháo (trong hình dưới đây là phố Khâm Thiên) - một không khí ấm (do Tết, do màu đỏ) trong giá rét...
Mồng 4, mồng 5 là bắt đầu tưng bừng Hội Xuân:
Mà trong đó đu xuân là trò chơi không thể nào thiếu được:
Các trò chơi Tết được khắc họa lại dày đặc dưới con mắt tò mò của người phương Tây trong sách của Samuel Baron:
Còn đây là bộ ảnh "Tết xưa" do nhà thiết kế Võ Việt Chung “phục chế”, thực hiện vào dịp Xuân Kỷ Sửu 2009 (Netlife.com.vn) với sự tham gia của Kim Khánh, Kim Cương, Tạo Đỗ, Quang Vinh, Phương Linh, bé Bin, bé Tường và thân mẫu Võ Việt Chung - bà Ngô Thị Bê tại Củ Chi. Một quang cảnh Tết xưa luôn đầy ắp tiếng cười và niềm vui sum họp...
Đi chợ về…
Vào bếp…
Dọn dẹp nhà cửa, đánh bóng đồ thờ…
Cả nhà cùng gói, nấu bánh chưng…
Các thiếu nữ thêu thùa, chuẩn bị những tà áo dài, đồ trang sức…
Ướm thử…
Giúp nhau mặc và trang điểm…
Rồi chị em từ trong buồng thập thò ngó ra, ngóng khách…
Chúc tết và lì xì…
Không gì vui bằng gia đình sum họp…
Rồi cùng vui chơi, hội hè…
Nguồn: sưu tập từ nhiều nguồn trên internet ( TNT sưu tầm và viết lời bình) - Theo Vanhoahoc.edu.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét