GIẤY MỜI VIẾT THAM LUẬN
Kính gửi: ………………………………………………………………………………
Công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Hùng Vương đặc biệt quan trọng trong thời kỳ hiện đại, khi hệ thống giá trị đạo đức truyền thống chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong hệ thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, lễ hội, tín ngưỡng thờ Hùng Vương là cơ hội gắn kết cộng đồng, hun đúc tinh thần dân tộc, củng cố tâm thức con người Việt Nam về ý thức cội nguồn, về trách nhiệm của người dân với Tổ quốc. Vấn đề nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị thờ cúng tổ tiên và thờ Hùng Vương đã được các cơ quan quản lý văn hóa quan tâm trong nhiều năm qua.
Nhằm tạo thuận lợi cho việc thảo luận những vấn đề chung về lý thuyết, phương pháp, cũng như hiệu quả của công tác bảo tồn, phát huy giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Hùng Vương, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam)”.
Thời gian: từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 4 năm 2011.
Địa điểm: Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời ……….. tham gia viết tham luận cho Hội thảo với các chủ đề chính như sau :
1. Một số vấn đề lý thuyết, phương pháp tiếp cận nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và trên thế giới.
2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và trên thế giới: Nghi thức thờ cúng, phong tục tập quán liên quan, giá trị lịch sử và văn hóa.
3. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam: Quá trình hình thành, phát triển và những giá trị lịch sử, văn hóa.
4. Sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Hùng Vương trong xã hội đương đại.
5. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Hùng Vương ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Yêu cầu về tóm tắt: 300 từ; hạn nộp: trước ngày 30/1/2011.
Yêu cầu về bài viết: 3.000 – 5.000 từ ; hạn nộp: trước ngày 30/3/2011.
Bài tóm tắt và tham luận xin gửi cho TS. Nguyễn Thị Hiền (email: hiennguyenb@gmail.com, hoặc Ths. Nguyễn Thị Hồng Nhung (email: nhung_vicas@yahoo.com), Ban Nghiên cứu Di sản Văn hoá, ĐT: 04-35116460 (#305), Địa chỉ: Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, Số 32, Phố Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn./.
VIỆN TRƯỞNG
PGS. TS. Nguyễn Chí Bền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét