5 tháng 4, 2013

MẤY VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
TRONG PHÂN KỲ LỊCH SỬ




TS. LÊ VĂN QUANG*
Như đã biết, không có phân kỳ lịch sử một cách khoa học người ta khó mà có được một xuất phát điểm và sự tiếp cận tổng thể và khoa học đối với lịch sử và do đó, khó có thể bàn đến một khoa học lịch sử chân chính.
Vấn đề phân kỳ lịch sử từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà sử học. Tính chất quan trọng và sự phức tạp của vấn đề này là rõ ràng. Có thể nói mà không sợ quá đáng rằng, phân kỳ lịch sử không đơn thuần là vấn đề học thuật của riêng khoa học lịch sử, mà trên một bình diện nào đó, còn là vấn đề đấu tranh tư tưởng và giai cấp. Chỉ cần đơn cử một ví dụ sau đây cũng đủ rõ: Từ trước tới nay, các chính khách và giới học giả tư sản vẫn không hề coi lịch sử thế giới hiện đại được mở đầu bằng cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga – 1917. Ngày nay, khi CNXH đã sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô đã tan rã, trên thế giới người ta lại càng làm ầm ĩ lên về nội dung và tính chất của thời đại, của thế kỷ XX theo hướng phủ nhận một thời đại mới đã được mở ra bởi cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga vĩ đại. Nhưng Báo cáo chính trị của BCH. TW Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ VIII vẫn khẳng định một cách đúng đắn rằng: “Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến CNXH tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội” (1). Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì theo V.I Lênin, Chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm của thời địa chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này nước nọ(2). Cho nên không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới đã, đang và sẽ còn có nhiều phương pháp và lý thuyết phân kỳ lịch sử khác nhau.
I.
1.1. Trước hết, có thể thấy rằng, tất cả các lý thuyết về phân kỳ lịch sử sẽ không khỏi mang tính chủ quan, nếu như người ta tùy tiện lựa chọn một mốc thời gian này hay thời gian khác, một sự kiện này hay một sự kiện khác bất chấp ý nghĩa thực tiễn, bản chất và tính tiêu biểu quyết định của chúng trong tiến trình phát triển chung của lịch sử. Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất cho điều đó là lối phân kỳ thuần túy theo những dâu hiệu mang tính hình thức về niên đại, kiểu như: “Lịch sử thế kỷ XVI”; Lịch sử trước năm 1500” v.v… , mà chúng ta thường gặp ở phương Tây. Hoặc, một phương pháp phân kỳ khác khó điển hình và không kém phần chủ quan là phương pháp dựa vào các thay đổi mang tính hình thức trong lĩnh vực Nhà nước – pháp quyền. Cũng có thể coi đây là phương pháp phân kỳ lịch sử theo các triều đại – vương triều, nhà nước. Tuy nhiên, đó là những phương pháp phân kỳ đã quá cũ, đã được biết đến từ lâu.
Ngày nay, trong giới sử học phương Tây đang khá thịnh hành khuynh hướng phân kỳ lịch sử dựa theo quyền lợi chính trị – xã hội của những cộng đồng người nhất định, và mang tính chất dân tộc chủ nghĩa rất rõ rệt. Phương pháp này đã dần đến một hệ quả đáng buồn là, nhiều khi người ta tách rời lịch sử quốc gia, dân tộc ra khỏi tiến trình phát triển chung của nhân loại, thậm chí đối lập lại với tiến trình phát triển đó.
1.2. Dù có nhiều điểm khác nhau, tùy trường phái, nhưng có điểm chung trong các lý thuyết phân kỳ lịch sử của các trường phái sử học phi mác- xít là họ không thừa nhận tính quy luật khách quan trong sự phát triển của xã hội làoi người và phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Từ đó mà, hoặc vô tình hoặc hữu ý, họ đã sa vào chủ nghĩa duy tâm trong vấn đề phân kỳ lịch sử.
Điển hình cho trường hợp này là quan điểm của nhà sử học Đức F. San- cơ. Theo ông, phân kỳ lịch sử - đó là quá trình tự phân định của con người, một quá trình mang tính hệ tư tưởng, phản ánh sự xung đột của những quan điểm khác nhau về lịch sử. F San- cơ đã viện dẫn ra sự phát sinh khái niệm “Chủ nghĩa nhân đạo”(Humanism) và sự tồn tại của thời đại nhân văn, làm ví dụ. Khái niệm “Chủ nghãi nhân đạo” (hoặc nhân văn) xuất hiện bên cạnh khái niệm “Thời trung cổ” đã tạo nên mối tương quan của nó với “Thời Cổ đại”. Nhận thức các quan hệ thông qua sự phân chia – đó là cơ sở lý lậun phân kỳ lịch sử theo quan điểm của F. San- cơ.
Khác với F. San- cơ, một lý thuyết phân kỳ lịch sử khác trong giới Sử học và xã hội học phương Tây lại dựa trên sự tương tự hay loại suy (analogic) một cách máy móc khi xem xét các sự kiện diễn ra trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Điển hình cho lý thuyết này là các quan điểm của O.Speng- le và A. Tôn- by. Chẳng hạn, A.Tôn- by xem xét tiến trình lịch sử như là sự thay thế của các nền văn minh (Civilizations) không có quan hệ gì với nhau và dường như độc lập với nhau. Với A. Tôn- by, “Văn minh là những đơn vị khảo sát có thể quan niệm được”. Ông chia lịch sử thế giới thành mấy chục nền văn minh khác nhau, mà tương quan giữa chúng được xem xét chủ yếu trong sự khác nhau về các quan điểm tôn giáo. Tất cả các nền văn minh đó hầu như không có quan hệ với nhau xét trên bình diện không gian và thời gian.(3)
Việc chống chủ nghĩa lịch sử ở Tôn- by thể hiện rõ rệt nhất ở việc ông hoàn toàn coi thường vấn đề niên đại và quan điểm lịch đại. Chẳng hạn, ông cho rằng, có thể không có vấn đề gì cả khi xếp vào cùng một nhóm Mắc - Ca – vê – ép (thế kỷ II TCN) và Mắc – đi (nữa sau thế kỷ XIX) như là “những người cùng thời” (! ?). Xáo trộn, lẫn lộn các thời đại lịch sử, thực chất A.Tôn- by đã xuất phát từ sự kiến giải mang tính thần học về lịch sử. Chính vì vậy mà ngay cả các nhà sử học phương Tây vốn bác bỏ tính quy luật trong phân kỳ lịch sử, cũng đã không thể tán đồng các quan điểm trên đây của Tôn- by.
Ngày nay, ngoài A.Tôn- by, thuộc trường phái tiếp cận lịch sử theo nền văn minh, người ta ngày càng hay nhắc đến tên tuổi của A. Tốp- flơ (4). Tốp- flơ đã chia lịch sử loài người thành ba thời kỳ tương ứng với ba nền văn minh là:
1 – Văn minh Nông nghiệp (hay tiền công nghiệp).
2 – Văn minh Công nghiệp.
3 – Văn minh Hậu công nghiệp (hay văn minh trí tuệ)
Cần lưu ý rằng, phương pháp tiếp cận lịch sử theo các nền văn minh có những ưu điểm của nó rất đáng được quan tâm nghiên cứu. Không phải ngẫu nhi6n mà bất đầu từ nửa sau thập ni6n 90 trở đi môn “Lịch sử văn minh thế giới” (phương Đông và phương Tây) đã được chính thức đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng lại cần lưuu t\ý ngay rằng, chúng ta không thể tán đồng việc tiếp thu phương pháp tiếp cận lịch sử theo nền văn minh để thay thế hoặc phủ nhận phương pháp tiếp cận hình thái kinh tế – xã hội. Việc giới Sử học và xã hội học phi mác – xít, trước hết là Sử học và xã hội học tư sản đề cao phương pháp tiếp cận theo nền văn minh không phải là ngẫu nhiên. Họ muốn dùng nó để phủ nhận phương pháp tiếp cận lịch sử theo hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – Lê- nin. Rùm beng nhất gần đây trong thập niên 90 là quan điểm của P. Hun- ting- tơn về cái gọi là “Sự xung đột giữa các nền văn minh” đã chứng minh điều đó. Dễ hiểu là họ sợ, bởi học thuyết của Mác và Lê- nin đã chỉ ra hết sức thuyết phục và đúng đắn tính quy luật phổ biến trong sự phát triển của nhân loại, trong sự thay thế hợp quy luật của các hình thái kinh tế – xã hội kế tiếp nhau từ thấp đến cao, theo đó, chủ nghĩa tư bản – dù là Chủ nghĩa tư bản hiện địa ngày nay cũng không phải là đỉnh cao của văn minh nhân loại; không phải là mùa xuân mà nhân loại sẽ vĩnh viễn dừng lại ở đó, mà nó sẽ tất yếu bị thay thế bởi một hình thái kinh tế – xã hội cao hơn – đó là hình thái kinh tế – xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Vấn đề chỉ là thời gian và phương thức thay thế mà thôi.
Có điều đáng chú ý là, trong khi cố gắng phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của Mác và Lên- nin, các học giả tư sản vẫn bị ảnh hưởng to lớn của học thuyết này trên thực tế. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong giới Sử học tư sản đã có mưu toan đánh tráo khái niệm “Hình thái kinh tế – xã hội” của mác bằng khái niệm “các kiểu – mô hình” (type) lý tưởng” của Vê- béc, hoặc bằng lý thuyết về “các giai đoạn phát triển” của U. Rớt- xtâu, trong đó cơ sở của sự phân kỳ lịch sử là các yếu tố đa diện (toàn diện) của tiến trình lịch sử, nhưng những đường nét xác định chất cốt lõi của nó lại bị phớt lờ.
Bên cạnh phương pháp tiếp cận theo nền văn minh, ngày nay trong giới Sử học và xã hội học phương Tây còn phổ biến một lý thuyết về phương pháp phân kỳ lịch sử căn cứ theo các dấu hiện và tiêu chí kỷ thuật – công nghệ, nhưng lại lãng quên đi con người và hệ thống các quan hệ xã hội. Lý thuyết này cho rằng, tiến trình phát triển lịch sử dường như chỉ liên quan tới sự thay đổi về kỹ thuật và công nghệ của sản xuất xã hội, sự tiến triển của các đối tượng văn hóa vật chất, tức là chỉ liên quan tới “lịch sử của các vật thể”. Chẳng hạn, nhà Sử học Đức T. Si- đe, khi khẳng định ưu thế của kỹ thuật và công nghệ trong tiến trình phát triển xã hội, đã tuyên bố rằng, đã có khả năng “chiến thắng chủ nghĩa dy vật lịch sử bằng chính vũ khí của chủ nghĩa duy vật lịch sử” (? !)
Thực ra, khi tách rời sự phát triển của lực lượng sản xuất ra khỏi quan hệ sản xuất, Si- đe đã cố tình xuyên tạc, bóp méo bản thân kái nị6m “chủ nghĩa duy vật lịch sử”. Kỹ thuật và công nghệ không thể tồn tại một cách “tự nó”, “tự thân”, mà chỉ là sản phẩm của hoạt động của con người xã hội, và chúng có mối quan hệ với một cấu trúc kinh tế – xã hội nhất định. Do đó, ở đây người ta đã mưu toan đánh tráo, thay thế lịch sử của con người bằng lịch sử của máy móc, kỹ thuật, công nghệ và thủ tiêu đi nội dung xã hội của chúng.
Trên một bình diện khác, U. Rốt- xtâu lại cho rằng, các yếu tố của một trật tự kinh tế dường như không có một vai trò chủ đạo nào cả. Theo ông, bước thúc đẩy đầu tiên việc hiện đại hóa về kinh tế cần xem xét “không phải trong các sức mạnh kinh tế mà ở trong phản ứng đối với hình thức này hay hình thức khac của các áp lực bên ngoài – các áp lực hiện thực hay giả định của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”(5). Trên thực tế ở đây, Rốt- xâtu đã ủng hộ “thuyết Sức mạnh bạo lực”.
Một đặc điểm chung khác của nhiều nhà Sử học và xã hội học tư sản là họ thường cố gắng lảng tránh fấn đề phân kỳ lịch sử toàn thế giới. Họ tập trung trước hết vào việc phân kỳ lịch sử mang tính địa phương (local), hoặc chuyên biệt. Bằng cách đó, người ta mưu toan gián tiếp hoặc trực tiếp phủ nhận ý nghĩa thời đại của cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917, khi cho rằng cuộc cách mạng này chỉ là một sự kiện “ngẫu nhiên”, “không có tính quy lậut chung” cho toàn nhân loại, thậm chí đó còn là “tai họa” của loài người v.v…
Trong trường hợp buộc phải phân kỳ lịch sử toàn nhân loại thì đối với giới Sử học tư sản, ranh giới giữa lịch sử Cổ – Trung – Cận – hiện đại được xác định hết sức khác nhau, khác nhau với trường phái Sử học mác- xít. Chẳng hạn, thời kỳ lịch sử cận đại được người ta coi là bắt đầu từ năm 1453 – tức là khi đế quốc Ốt- tô- man thôn tính Công- xtăng- ti- nốp, cho đến Đại cách mạng Pháp 1789 – 1794; hoặc là từ các Đại phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV đến trước cuộc cách mạng Khoa học- kỹ thuật đương đại giữa thế kỷ XX. Điền này hoàn toàn khác với sự phân kỳ của giới Sử học mác- xít.
II.
2.1. Đối với trường phái Sử học mác- xít, phân kỳ lịch sử là việc xác định thực chất nội dung cơ bản của các thời kỳ, giai đoạn hình thành và phát triển của tiến trình lịch sử đặc trưng cho một dân tộc, một quốc gia, một khu vực hay toàn thể xã hội làoi người nói chung. Chẳng hạn, theo nhà Sử học Bun- ga- ri V. Hát- gi- ni- cô- lốp thì, phân kỳ lịch sử là sự xác định ranh giới, sự phân chia thời gian lịch sử tương ứng với sự khác nhau về chất của các tiến trình diễn ra trong các thời gian lịch sử ấy.
2.2 Nền tảng của sự phân kỷ lịch sử một cách khoa học đó là sự thừa nhận tính quy luật nói chung trong sự phát triển của xã hội loài người; về sự hình thành, phát triển và thay thế nhau một cách hợp quy lậut của các hình thái kinh tế – xã hội. Viện sỹ nổi tiếng thế giới của Liên Xô trước đây E.M. Ju- cốp khẳng định, “Sự thay thế kế tiếp hợp quy lậut của các hình thái kinh tế- xã hội là cơ sở khách quan và cơ sở lý luận của việc phân kỳ lịch sử”.
Những ý kiến đầu tiên mang tính thật sự khao học về phân kỳ lịch sử đối với Sử học mác- xít được đưa ra trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845 – 1846) của Mác và Ăng- ghen. Các giai đoạn của sự phát triển của lịch sử xã hội được xác định ở đây trước hết như là sự thay thế của các hình thức sở hữu bộ lạc, cổ đại, phong kiến và tư bản. Chính trong tác phẩm này, lần đầu tiên Mác và Ăng- ghen đã đặt ra vấn đề lịch sử kinh tế và trình độ phát triển của sản xuất vật chất trong cơ sở của việc phân kỳ toàn bộ quá trình lịch sử.
Tuy nhiên, đến năm 1859, trong “Lời nói đầu” của tác phẩm “Phê phán Kinh tế – Chính trị học”, Mác đã có một hiệu chỉnh quan trọng đối với luận đề này, khi viết rằng, chính lực lượng sản xuất mới là cái quyết định quan hệ sản xuất. Tư tưởng về các hình thái kinh tế – xã hội đã được đề cập một cách trực tiếp như là các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Cụ thể, trong “Lời nói đầu” cho lần xuất bản đầu tiên tập I của bộ “Tư bản”, Mác đã viết như sau: “Tôi xem xét sự phát triển của một hình thái kinh tế – xã hội như xem xét một quá trình lịch sử tự nhiên”. Đến 1881, trong thư gửi V. Da- su- lích, Mác đã trực tiếp đề cập tới các thời kỳ, các giai đoạn, các thời đại trong sự phát triển của xã hội loài người là:
- Giai đoạn xã hội nguyên thủy;
- Xã hội chiếm hữu nô lệ;
- Xã hội phong kiến;
- VàXã hội tư bản chủ nghĩa.
Tất nhiên, vấn đề phân kỳ lịch sử trên thực tế là phức tạp hơn nhiều các sơ đồ được khái quát hóa trên đây. Bởi, thật kho mà xác định được một tiêu chuẩn duy nhất có khả năng thỏa mãn yêu cầu vừa phân kỳ được lịch sử toàn nhân loại nói chung vừa phân kỳ được lịch sử khu vực (region) và lịch sử địa phương (local – theo nghĩa rộng) nói riêng. Dù vậy, không nghi ngờ gì nữa, học thuyết về hình thái kinh tế tế – xã hội trong tất cả mọi trường hợp chính là chuẩn định hướng cho sự tiếp cận phân kỳ lịch sử một cách khoa học và khách quan. Trong cách tiếp cận này, vấn đề đề “các thời đại lịch sử” có một ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
2.3. Phát triển những luận điểm của Mác, Lê- nin đã nhiều lần đề cập tới vấn đề “thời đại lịch sử”. Trong bài báo nổi tiếng nhan đề “Dười ngọn cờ của người khác”, Lê- nin đã nhấn mạnh rằng, cơ sở cho việc xác định một thời đại lịch sử chính là phương pháp tiếp cận một cách khách quan về vấn đề giai cấp, không phụ thuộc vào các biến thái riêng biệt của tiến trình lịch sử nói chung trong từng nước riêng rẽ. Các ranh giới của các thời đại lịch sử được thiết lập trên phạm vi toàn thế giới. Thời đại lịch sử thể hiện các quá trình xã hội, trong đó giai cấp này hoặc giai cấp kia đóng vai trò chủ đạo và quyết định; nó cũng thể hiện nội dung, khuynh hướng chủ đạo của sự phát triển xã hội trong những khoảng thời gian nhất định, tương đối lâu dài của lịch sử.
Mặc khác, Lê- nin cũng luôn cảnh báo và ngăn ngừa trước nguy cơ đaơn giản hóa và dung tục, tầm thường hóa vấn đề “thời đại lịch sử” theo kiểu quy thời đại thành vấn đề của chỉ một giai cấp duy nhất nào đó, hoặc một khuynh hướng duy nhất nào đó. Lê- nin nhấn mạnh rằng, “thời đại là tổng hòa của những hiện tượng đa dạng muôn màu muôn vẻ, trong đó, ngoài những cái điển hình, tiêu biểu, nó luôn luôn có sự khác biệt”. Đồng thời, việc xác định các ranh giới phân biệt một thời đại lịch ử này với thời đại lịch sử khác không phải là một cái gì hoàn toàn tuyệt đối và chết cứng. Theo Lê- nin, “các ranh giới ở đây, cũng như tất cả các ranh giới trong tự nhiên và xã hội, là mang tính điều kiện động và tương đối, chứ không phải là hoàn toàn tuyệt đối”.
Luận điểm này của Lê- nin nhằm chống lại các quan điểm giáo điều và siêu hình muốn phân chia tiến trình lịch sử theo từng ngày, từng tháng một cách cứng nhắc mà không thấy được tính chất “động” và tương đối của nó. Vì vậy, không nên quá ngạc nhiên khi thấy sự phân kỳ trên cơ sở hình thái kinh tế – xã hội của lịch sử phương Tây (trước hết là Châu Âu) nói chung là không trùng khớp, thậm chí có sự khác biệt khá xa về ranh giới các thời đại so với lịch sử phương Đông.
2.4. Giữa các thời đại lịch sử và hình thái kinh tế – xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể nói đến một thời đại lịch sử nào đó một cách trừu tượng tách rời với các hình thái kinh tế – xã hội tồn tại trong thời đại đó. Ở phương diện này, thời đại lịch sử được xác định như là một khoảng thời gian tương đối dai được đặc trưng bởi sự tác động của một hay nhiều hình thái kinh tế – xã hội cùng tồn tại. Các giới hạn phạm vi niên đại của một thời đại lịch sử phụ thuộc vào những thay đổi triệt để tương ứng với sức sống của thời đại ấy. Mỗi thời đại được đặc trưng bởi một khuynh hướng chủ đạo trong sự phát triển xã hội thể hiện ở “trọng lượng riêng” của hình thái kinh tế – xã hội tiên tiến ngày càng được củng cố và phát triển.
Sự vận động của lịch sử không chỉ thể hiện trong sự thay đổi tương quan “trọng lực” giữa các hình thái kinh tế – xã hội với nhau, mà còn cả ở trong từng hình thái riêng biệt và cụ thể. Tất cả chúng đều trải qua các giai đoạn: Hình thành ® phát triển ® và tan rã. Và điều đó không thể không ảnh hưởng đến thời đại lịch sử. Do đó mà xuất hị6n sự cần thiết tất yếu phải phân biệt trong phạm vi của mỗi thời đại lịch sử của thời kỳ – giai đoạn (period) lịch sử riêng biệt phản ánh sự phát triển bên trong của nó.
2.5. Khái niệm “Thời đại lịch sử” xây dựng trên học thuyết hình thái kinh tế – xã hội cho phép thiết lập sự phân kỳ lịch sử toàn nhân laọi thành đại thể:
- Lịch sử thời tối cổ (sơ sử hay tiền sử- thời kỳ nguyên thủy).
- Lịch sử cổ đại (thời kỳ chiếm hữu nô lệ).
- Lịch sử Trung đại (thời kỳ phong kiến).
- Lịch sử Cận đại (thời kỳ TBCN).
- Lịch sử hiện đại (Mở đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga 1917)
Tuy nhiên, điều quan trọng là bên cạnh đó, phải thiết lập sự phân kỳ lịch sử địa phương (local- theo nghĩa rộng). Ở đây, chúng ta sẽ thấy thời mốc lịch sử cụ thể của sự chuyển biến về hình thái kinh tế – xã hội của từng khu vực (region) và từng quốc gia – dân tộc (nation) là hoàn toàn không trùng nhau, thậm chí rất khác biệt nhau. Chú ý đến địa điểm tất yếu này, Viện sỹ E.M. Ju- cốp đã đề nghị một hệ thống cấp độ – bậc thang của sự phụ thuộc của các hiện tượng lịch sử làm cơ sở trực tiếp cho sự phân kỳ lịch sử như sau:
Một là, đối với lịch sử của từng nước, từng dân tộc riêng biệt, người ta có thể và cần phải xác định cho được các mốc cụ thể của tiến trình lịch sử địa phương, xuất phát từ chính lô- gíc bên trong của tiến trình ấy. Đây được coi là cấp độ thấp nhất trong hệ thống chung.
Hai là, tập hợp các dữ lị6u đặc trưng cho sự phát triển lịch sử của một khu vực (region) tương ứng với các mốc niên đại quan trọng nhất. Đồi chiếu, so sánh các thời mốc (date) và các dữ liệu chứng minh về các qúa trình giống hoặc tương tự nhau ở quy mô đại phương (ở đây là các quốc gia) và quy mô khu vực (gồm nhiều quốc gia), sẽ cho phép thấy được mức độ tương thuộc lẫn nhau (interdependence) của các qúa trình này, và do đó cho phép chúng ta nối liền được các quá trình này, và do đó cho phép chúng ta nối liền được các chu tuyến (Contuor) của sự phân kỳ thống nhất toàn khu vực với các thành tố của nó.
Ba là, cũng bằng con đường tương tự như trên mà chúng ta sẽ tiến đến cấp độ phân kỳ lịch sử tổng thể cho toàn thế giới. Nó cho phép làm sáng tỏ vị trí, chỗ đứng của các khu vực riêng biệt, các quốc gia riêng biệt trong một thời đại lịch sử cụ thể, cũng như tác động của tiến trình lịch sử toàn cầu đối với số phận của từng khu vực và các thành tố của nó.
Tuy nhiên, vận dụng quan điểm của Lê- nin, E. M. Ju- cốp cũng nhấn mạnh rằng, việc xác định (dater) một cách tuyệt đối chính xác về thời mốc của các tiến trình và hiện tượng lịch sử lớn thực tế là không thể làm được, bởi bất kỳ một sự phân kỳ nào cũng chỉ là một sự “áng chừng, ước định có điều kiện”. Chẳng hạn, trong khoa học lịch sử Xô- viết trước đây, người ta coi mốc mở đầu của lịch sử thế giới cận đại là cách mạng, tư sản Anh thế kỷ XVII. Nhưng điều đó vẫn không ngăn cản việc người ta có thể thừa nhận những phương án khác, hoặc mốc sớm hơn Cách mạng tư sản Anh – tức là Cách mạng tư sản Hà Lan thế kỷ XVI; hoặc là muộn hơn – tức là Đại cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII. Có thể thừa nhận như vậy chừng nào mà các phương án ấy không phá vỡ và phủ nhận học thuyết hình thái kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, như đã biết, các nhà Sử học Xô- viết trước đây đã nghiêng về mốc cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII chỉ là bởi, chính Mác đã từng coi nước Anh là “nước kinh điển” của phương thức sản xuất TBCN khi đó.
2.6 Do tình hình trên đây mà quá trình thực hiện việc đồng đại hóa (Synchronization) các sự kiện lịch sử diễn ra đồng thời trong những không gian cách xa nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau, đã trở thành một phương pháp phân tích quan trọng trong phân kỳ lịch sử. Chính K. Mác trong những năm cuối đời mình đã thực hiện một công việc đồ sộ là tóm tắt các tác phẩm nổi tiếng về lịch sử thế giới với sự phân chia theo niên đại các sự kiện và các nhân tố nổi bật nhất. Công trình này đã được Ăng- ghen gọi là “Bút ký biên niên”. Công trình đồ sộ của Lê- nin “Bút ký về chủ nghĩa đế quốc” cũng đã được thực hiện theo phương pháp này.
Việc sử dụng phương pháp đối chiếu các niên đại biên niên cho phép so sánh sự phát triển lịch sử của các nước khác nhau trong phạm vi một thời đại này hay thời đại khác, đã đem lại rất nhiều lợi ích đối với việc phân kỳ lịch sử một cách khoa học. Nó cho phép xác định được cái chung cũng như sự khác biệt giữa các quốc gia và các khu vực với nhau. Chính là trong hằng hà sa số những điều gọi là “lệch chuẩn” có tính cá biệt đối với con đường vận động chung chủ yếu của nhân loại, mà người ta lại thấy được khuynh hướng chung của chính sự vận động ấy.
Như vậy, vấn đề phân kỳ lịch sử có liên quan trực tí6p đến xuất phát điểm phương pháp luận. Chỉ có trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử đúng đắn, chúng ta mới có khả na7ng thoát ra khỏi chủ nghĩa chủ quan trong sự phân kỳ đó. Trên cơ sở của những tư liệu đã được thu thập và kiểm nghiệm theo tất cả các tham số đối với một tiến trình lịch sử cụ thể, người ta mới có thể đạt được một sự đồng đại hóa và lịch đại hóa những tư liệu lịch sử đó, phân nhóm chúng v.v… - tức là thực hiện những “thao tác kỹ thuật” của sự phân kỳ lịch sử.
2.7. Ngoài sự phân kỳ lịch sử nói chung, tất nhiên còn có vấn đề phân kỳ những mặt riêng biệt của hoạt hóa. Chính là trên ý nghĩa này mà chúng ta hiểu câu nói nổi tiếng của Mác rằng, “Chúng ta chỉ biết có một khoa học duy nhất, khoa học lịch sử”. Bởi, theo Mác, “có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt. Người ta có thể chia ra thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau”. Do đó, tiến trình lịch sử văn hóa mà chúng ta nêu lên ở đây làm ví dụ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, tất nhiên là có sự phát triển theo những quy luật nội tại riêng của chính nó. Chẳng hạn, người ta có thể phân kỳ để nghiên cứu các giai đoạn khác nhau của Văn hóa Phục Hưng chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định của nhân loại.
Cuối cùng, cũng cần phải nhấn mạnh thêm về vấn đề “thời gian và không gian lịch sử” trong lý thuyết về các phương pháp phân kỳ lịch sử. Việc xác định sự khác nhau trong thời gian phát triển của một tiến trình lịch sử này hay tiến trình lịch sử khác sẽ cho phép “chính xác hóa” vai trò của chúng trong sự vận động nói của lịch sử; xác định được khoảng cách thời gian, địa điểm khởi đầu, kết thúc cũng như tốc độ, nhịp độ của các hình thức của sự vận động ấy. Nói cách khác, bất kỳ một sự kiện lịch sử nào cũng phải được định vị càng rõ ràng càng tốt trong không gian và thời gian của chúng.

Chú thích

(1). Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. H.1996. Tr.76.
(2). V.I. Lê- nin. Toàn tập. Nxb, Tiến bộ. M.1980. T.36. (Tiếng Việt). Tr.174.
(3) Xem. A.Toynbee. A Study of History. L.1934. Vol. 1. P.149 – 171.
(4). Xem. A. Tofler. The Third Wave. N.Y.1981.
(5). W. Rostow. Politics and the Stages of Growth. Cambridge. 1971. P.3.


* Ch nhim Khoa S, Trường Đại hc Khoa hc Xã hi và Nhân Văn, Đại hc Quc gia Tp. H Chí Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét