THÔNG BÁO SỐ 1
Mời viết bài tham gia Hội thảo Khoa học toàn quốc về:
“ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ”
Sau
4 năm hoàn tất một chu trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Trường Đại
học Sài Gòn đã gặt hái nhiều thành công, tích luỹ được không ít những
bài học kinh nghiệm. Tuy nhiên, giống như toàn bộ hệ thống các trường
Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc, con đường đổi mới phương pháp dạy học
bước đầu luôn đầy thử thách, chông gai và không tránh khỏi những hạn chế
cần phải kiện toàn. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá - khâu then chốt
cuối cùng và cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong giảng dạy
theo chương trình tín chỉ - đang gây ra không ít những khó khăn, bất
cập, lúng túng cho các cấp quản lí cũng như người dạy, người học. Tiếp
nối thành công của Hội thảo khoa học năm 2010 (với chủ đề “Đổi mới
phương pháp giảng dạy Đại học theo hệ thống tín chỉ”), Trường Đại học
Sài Gòn tiếp tục tổ chức Hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ” nhằm tìm thêm
nhiều giải pháp để hoàn thiện chương trình dạy - học trong đào tạo tín
chỉ.
I. MỤC ĐÍCH HỘI THẢO
Đánh
giá thực trạng của công tác kiểm tra, đánh giá trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam; trao đổi
thảo luận những vấn đề thực tiễn còn bất cập trong cách kiểm tra, đánh
giá; từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới công tác kiểm tra, đánh
giá để mang lại hiệu quả thực sự trong hệ thống đào tạo tín chỉ.
II. NỘI DUNG HỘI THẢO
1. Đổi
mới phương thức, kiểm tra, đánh giá phù hợp với quá trình chuyển từ đào
tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng.
2. Việc
đánh giá học tập theo Quy chế 43, những đổi mới trong tư duy của người
dạy và người học. Thang điểm đánh giá: những thuận lợi và bất cập trong
quá trình triển khai.
3. Vấn
đề đánh giá quá trình trong đào tạo theo học chế tín chỉ: những thuận
lợi và khó khăn. Đánh giá quá trình trong điều kiện lớp đông sinh viên.
4. Năng lực tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
5. Các
giải pháp để đa dạng hoá hình thức kiểm tra, đánh giá trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ. Đánh giá học phần lí thuyết và thực hành.
6. Vấn đề đánh giá năng lực của sinh viên theo đặc trưng ngành nghề.
7. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trong hoạt động Thực tập sư phạm.
8. Kết quả kiểm tra, đánh giá từ góc nhìn của nhà tuyển dụng và của xã hội.
9. Kinh nghiệm kiểm tra của các trường đại học trên thế giới.
10. Các nội dung khác có liên quan đến đánh giá trong đào tạo tín chỉ.
III. MỘT SỐ THÔNG TIN CHI TIẾT CỦA HỘI THẢO
1. Thời gian: dự kiến tổ chức vào tháng 11 năm 2012 (ngày chính thức sẽ được thông báo sau).
2. Địa điểm tổ chức: Trường Đại học Sài Gòn.
3. Quy mô hội thảo: các trường đại học và cao đẳng, sở giáo dục, viện nghiên cứu giáo dục trên toàn quốc.
4. Đối tượng tham dự:
- Lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng.
- Các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, sở giáo dục, viện nghiên cứu.
5. Yêu cầu thể lệ gửi bài tham gia:
-
Bài viết được đánh máy trên khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman, cỡ
chữ 13, ghi rõ họ tên, học hàm, học vị, địa chỉ công tác, điện thoại của
tác giả.
- Đại biểu đăng kí tham luận (theo mẫu đính kèm) và gửi bài tóm tắt (Abstract) cho Ban tổ chức trước ngày 30 tháng 9 năm 2012.
- Toàn văn bài viết (Full text) gửi về Ban tổ chức hạn chót vào ngày 15 tháng 10 năm 2012 theo địa chỉ sau:
Trung tâm phát triển giáo dục – Trường Đại học Sài Gòn
Địa chỉ: 273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh
Email:
ttptgiaoduc.sgu@gmail.com
Điện thoại: 0949933966 ( Cô Kim Ngân), 0979700602 (Cô Kim Tuyến).
- Bài viết được chọn sẽ đăng trong Kỉ yếu Hội thảo của trường Đại học Sài Gòn.
Ban tổ chức rất mong nhận được đăng kí tham dự và bài viết
tham luận, ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lí và
giảng viên trên toàn quốc.
Trân trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét