10 tháng 2, 2011

Mối liên hệ giữa Việt Nam và Thái Lan dưới triều Nguyễn

Mối liên hệ giữa Việt Nam và Thái Lan dưới triều Nguyễn In Email
Read : 480 times Bài sau đây thật ra là một bài nền quảng cáo cho du lịch Việt Nam, được đăng trên tờ Bangkok Post bên Thái Lan.  Có kèm theo bản dịch tiếng Việt trên basam.info.  Bài viết có nhắc đến việc Nguyễn Ánh sang cầu viện Thái Lan để chống trả Tây Sơn.  Dĩ nhiên bài viết theo cái nhìn của người Thái, nhưng có vài thông tin thú vị.  Chẳng hạn như bây giờ tôi mới biết Nguyễn Ánh lấy hiệu Gia Long là viết tắt của Gia Định và Thăng Long, tượng trưng cho sự thống nhất đất nước.  Có lẽ tôi hơi dốt sử, nhưng thấy thú vị nên đem về đây để chia sẻ cùng các bạn.  NVT

===
 http://www.bangkokpost.com/travel/intertrips/219643/hue-s-secret-history
Hue's secret history
How Thai friendship and hospitality helped create a Vietnamese royal treasure
Look at the map and you'll see that Bangkok and Hue, the former capital of Vietnam, aren't so far apart. But if you peep into history, you might find that the two cities were once even closer than the map suggests.
In 1785, just three years after King Rama I established Bangkok as the new Thai capital, Nguyen Anh, the dethroned feudal ruler of what is now southern Vietnam was given asylum in the Siamese royal court.
PHOTOS: PONGPET MEKLOY
He was fleeing from his political enemies: the Trinh lords of Thang Long (known these days as Hanoi) that controlled the north, and the Tay Son revolution army which was a rising power threatening both Nguyen and the Trinhs.
Like the displaced princes and princesses of Cambodia who also took refuge in Bangkok at the time, Nguyen Anh, known by Thais as "Ong Chiang Sue", and his troops were kindly welcomed by King Rama I.
After spending two years in Siam, Nguyen Anh realised that the Thais were too busy with their wars with Burma to help him regain his power back home. He then saw the opportunity to resume the fight for his goal as the Tay Son army began their expansion to the Trinh-controlled areas in the north, thus leaving behind fewer troops in the south, his former stronghold.
Nguyen Anh returned to Gia Dinh (Saigon, or later Ho Chi Minh City) and sought help from a French missionary Pigneau de Behaine, who managed to gather for him modern firearms and other foreign aid as well as mercenaries and volunteers from France. And thanks to the knowledge in ship-building and naval warfare that these European men brought along, Nguyen Anh's armed forces became more organised and powerful enough to take on with the Tay Son, which by that time had become the dominant power.
To make a long story short, over the next two decades, Nguyen Anh and his troops fought their way to victory and finally in 1802 gained control of the entire of Vietnam.
The triumphant Nguyen Anh proclaimed himself Emperor Gia Long. The new name is said to be a symbol of the country's unification _ the ''Gia'' from Gia Dinh (Saigon) in the south and the ''Long'' from Thang Long (Hanoi) in the north.
Unlike the previous Vietnamese imperial dynasties, Gia Long did not use Thang Long as the country's capital. Instead, in 1802 he chose Hue, which is located in the central part, as the political centre of his newly founded Nguyen Dynasty.
Not surprisingly, there was a good relationship between the courts of Vietnam and Siam during the times of Gia Long. However, things turned sour after his son Minh Mang took to the throne.
During Minh Mang's reign, which coincided with that of King Rama III , competition in asserting political influ ence over Cambodia resulted in a 14-year war between Siam and Vietnam. The expensive conflict ended in peace talks in which both sides agreed that Siam maintained the right to elect Cambodian kings and that Cambodia must send tribute to Vietnam every three years.
Under the Nguyen Dynasty, the city of Hue prospered both economically and culturally. Elaborate monuments popped up within the palace walls and outside along the Song Houng River (better known as Perfume River) which winds through the capital.
However, Vietnam later fell under the influence of France, one of the colonial powers in this part of the world. And as is already well known, the country has suffered many wars in recent times, both a civil war and with foreign forces, namely those of France, Japan and the United States of America.
During the notorious Vietnam War (1955-1975), Hue was the scene of one of the war's fiercest battles. Despite heavy damage, the remaining legacy of Nguyen Anh and the dynasty he established has been enough to earn the city's historical areas a place on Unesco's list of World Heritage sites.
These days, Hue welcomes thousands of tourists from around the world each year. The Thai hospitality, which gave Nguyen Anh a crucial timeout until he saw the chance to fight back and make all this happen, remains invisible to visitors to his imperial palace.
But now you know.

strategic locations that both sides, the American troops and the Vietnamese communist forces, fought hard to control.

Want to know what you would look like in a palace costume? Well, they are available for hire for tourists who want a memorable photographic souvenir.

Simple yet elegant, Vietnam's aodai is one of the most celebrated traditional costumes in this part of the world. Gracious ladies wearing the aodai is a highly popular subject for artists and there is virtually no art gallery in Hue or other Vietnamese cities that doesn't have one such painting on display. However, it's not every day that you'll be lucky enough to run into a real person on the street who looks as well-dressed as those depicted in the paintings.

Like other big cities in Vietnam, traffic on the streets of Hue is a nightmare for those who are not residents. Still, bicycles are available for rent and they are a great way to explore the city. You just have to learn to go with the flow. Act like you're part of a big school of fish and, despite the lack of traffic lights, you'll manage to get past all the intersections with relative but a bit thrilling ease.

===


Lịch sử bí ẩn của Huế
Làm cách nào mà tình hữu nghị và lòng hiếu khách của Thái Lan đã giúp tạo nên một con người cao quý trong hoàng gia Việt Nam
Ngày 3-2-2011
Nhìn vào bản đồ và bạn sẽ thấy rằng Bangkok và Huế, thủ đô cũ của Việt Nam, cách nhau không xa. Nhưng nếu lướt nhanh vào quá trình lịch sử, bạn có thể thấy rằng hai thành phố này lại từng gần gũi hơn so với những gì được thấy trên bản đồ.
Vào năm 1785, chỉ ba năm sau khi Vua Rama I lập Bangkok làm thủ đô mới của Thái Lan, Nguyễn Ánh, người đứng đầu nhà nước phong kiến đã bị phế truất của xứ sở mà bây giờ là miền Nam Việt Nam, đã được cho ẩn nấp tại cung điện của triều đình Xiêm.
Ông đã chạy trốn những đối thủ chính trị của mình: các chúa Trịnh ở Thăng Long (ngày nay là Hà Nội) kiểm soát ở phía bắc, và quân khởi nghĩa Tây Sơn, một thế lực đang nổi lên đe dọa cả nhà Nguyễn lẫn các chúa Trịnh.
Cũng giống như các hoàng tử và công chúa Campuchia từng ẩn náu tại Bangkok vào lúc đó, Nguyễn Ánh, được người Thái gọi là “Ong Chiang Sue”, và quân đội của ông đã được vua Rama I vui lòng chào đón.
Sau hai năm ở Xiêm, Nguyễn Ánh nhận ra rằng người Thái đã quá bận rộn cho cuộc chiến tranh của họ với Miến Điện nên khó có thể giúp ông trở lại nắm quyền lực tại quê nhà. Thế rồi ông đã nhận thấy thời cơ để lại tiếp tục chiến đấu cho mục tiêu của mình khi quân Tây Sơn bắt đầu mở rộng lãnh thổ của họ đến những vùng do chúa Trịnh kiểm soát ở phía Bắc, nên đã để lại ít quân ở phía nam, thành trì cũ của ông.
Nguyễn Ánh trở về Gia Định (Sài Gòn, hay sau đó là Thành phố Hồ Chí Minh) và tìm sự trợ giúp từ một nhà truyền giáo người Pháp tên là Pigneau de Behaine, người đã lo tập hợp cho ông những thứ vũ khí hiện đại và viện trợ nước ngoài khác cũng như lính đánh thuê và các tình nguyện viên đến từ Pháp. Và nhờ có những kiến thức trong việc đóng tàu chiến và hải chiến mà những người châu Âu này đem qua, các đội quân vũ trang của Nguyễn Ánh đã được tổ chức tốt hơn và đủ mạnh để đưa ra thách thức với quân Tây Sơn, mà vào thời gian đó đã trở thành sức mạnh vượt trội.
Để chuẩn bị kỹ lưỡng, trong hai thập kỷ tiếp theo, Nguyễn Anh và quân đội của ông đã chiến đấu theo phương cách của họ để giành chiến thắng và cuối cùng vào năm 1802 đã kiểm soát toàn bộ Việt Nam.
Nguyễn Ánh đắc thắng tự xưng Hoàng đế Gia Long. Cái tên mới được cho là một biểu tượng của đất nước thống nhất –  được ghép từ “Gia” bởi Gia Định (Sài Gòn) ở phía nam và từ ”Long” bởi Thăng Long (Hà Nội) ở phía bắc.
Không giống như các triều đại trị vì Việt Nam trước đây, Gia Long đã không sử dụng Thăng Long làm thủ đô của đất nước. Thay vào đó, năm 1802 ông đã chọn Huế, nằm ở miền trung, làm trung tâm chính trị của Triều Nguyễn mới được thành lập của mình.
Không ngạc nhiên khi có một mối quan hệ tốt đẹp giữa triều đình Việt Nam và Xiêm trong suốt thời gian Gia Long trị vì. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên khó chịu sau khi con trai Minh Mạng của ông lên ngôi.
Trong triều đại Minh Mạng, đồng thời với triều đại của vua Rama III, cuộc ganh đua trong việc khẳng định ảnh hưởng chính trị đối với Campuchia đã dẫn đến một cuộc chiến tranh 14 năm giữa Xiêm và Việt Nam. Cuộc xung đột hao tiền tốn của đã kết thúc bằng đàm phán hòa bình, trong đó hai bên nhất trí rằng Xiêm duy trì quyền chọn lựa các vua Campuchia và Campuchia phải triều cống cho Việt Nam ba năm một lần.
Dưới triều Nguyễn, thành phố Huế thịnh vượng cả về kinh tế và văn hóa. Các đài kỷ niệm xây công phu nổi lên bên trong những bức tường cung điện và bên ngoài dọc theo sông Song Houng (hay còn gọi là Sông Hương) nơi có gió thổi qua kinh đô.
Tuy nhiên, Việt Nam sau đó đã rơi vào ảnh hưởng của Pháp, một trong những cường quốc thực dân trong khu vực này của thế giới. Và như nhiều người đã biết, đất nước đã phải chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh trong thời gian gần đây, cả nội chiến lẫn chiến tranh với các thế lực nước ngoài, cụ thể là người Pháp, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam khét tiếng (1955-1975), Huế là một trong những nơi diễn ra trận đánh ác liệt của cuộc chiến tranh này. Mặc dù thiệt hại nặng nề, nhưng những di sản còn lại của Nguyễn Ánh và triều đại ông thành lập vẫn đủ để có được tầm nhìn lịch sử của thành phố, nơi nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO.
Những ngày này, Huế đón hàng ngàn khách du lịch từ khắp nơi trên toàn thế giới mỗi năm. Lòng hiều khách của người Thái, đất nước đã cho Nguyễn Ánh một thời gian dài để chờ đợi cho đến khi ông nhìn thấy cơ hội phản công và thực hiện tất cả những gì đã xảy ra, vẫn như vô hình đối với du khách tới thăm cung điện hoàng gia của ông.
Nhưng bây giờ thì bạn biết rồi.
Người dịch: Đan Thanh

1 nhận xét:

  1. Thông tin này thật thú vị. Bác nên đưa thêm nhiều nhiều bài nữa cho các em SV tham khảo.
    Chúc Bác nhiều sức khỏe.

    Trả lờiXóa